Một tuần, bán có ít nhất 40 giờ ở bên cạnh đồng nghiệp, nhiều hơn cả thời gian bạn dành cho gia đình. Nếu gặp phải những người nhiều chuyện, lười nhác, hay tranh công… bạn phải làm sao?
Ngày nào cũng có ai đó làm bạn bực bội. Bạn đang xếp hàng tính tiền ở siêu thị, có một gã chen ngang, lại lý do “Tôi đang vội”. Hay bạn đang chăm chú làm việc trên laptop trong một quán cafe tĩnh lặng, cô gái ngồi bàn bên cứ oang oang trong điện thoại. Đối với những trường hợp ấy, tốt nhất bạn nên lờ đi.
Nhưng có những nơi bạn không thể thoát khỏi những con người bất lịch sự, lười nhác hoặc vô duyên: công sở. Bạn phải sống cả ngày, cả năm, nhiều khi cả phần đời còn lại với những người không phải do bạn chọn.
Một cuộc điều tra gần đây cho thấy trong sô 1.400 nhân viên tham gia khảo sát, 52% tốn khá nhiều thời gian làm việc để lo lắng về những xung đột với đồng nghiệp. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một nhân viên ngốc nghếch có thể làm điên đảo một nhóm, thậm chí một công ty. Vì thế việc bạn bị làm phiềm là điều khó tránh khỏi.
Sai lầm lớn nhất là bạn cứ xử với họ cùng một cách. Với mỗi người, bạn cần có một “công nghệ ứng biến” khác nhau. Sau đây là 7 cách dành cho những tuýp người phổ biến nhất.
Tuýp người nhiều chuyện và bịa đặt
Những cô nàng này biết rõ mọi chuyện, từ việc ai vừa được sếp giao việc gì đến việc ai sắp bị sa thải. Những đề tài hấp dẫn và cách đưa tin sống động khiến cô ấy luôn cuốn hút người xung quanh. Nhưng bạn cần thận trọng! Bạn có thấy cô ấy cũng để ý đến bạn không, chẳng hạn như là: “Hôm qua tôi thấy bạn đi ăn trưa với ai đấy?” hay “Chà! Hôm nay bạn mặc đẹp hơn mọi ngày thì phải. Có cuộc hẹn quan trọng phải không?”
>>>Xử lý: Đừng lên lớp cô ấy về rủi ro của tật đưa chuyện. Cô ấy sẽ cho rằng bạn đang “chuyện bé xé ra to”. Thế là “bà tám” lại có cớ bịa đặt với người khác.
Thay vào đó, bạn hãy tám với cô ấy về những ngôi sao giải trí. Nếu cô ấy chia sẻ quan tâm đến tình cảm của sếp, bạn chuyển hướng sang mối quan hệ của Brangelina hay TomKat. Cần tỏ ra bạn là người rất tẻ nhạt. Mỗi lần gặp cố ấy, hãy luyên thuyên rằng cuối tuần bạn chỉ thích vẽ tranh hay xem phim. Vì quá nhàm chán nên bạn sẽ không còn là nhân vật trong những câu chuyện của cô ấy.
Tranh công và thích lấy điểm với sếp
Bằng cách nào đó, cô đồng nghiệp này sẽ “ảo thuật” để ý tưởng của bạn có vẻ như là ý tưởng của cô ấy. Cô ấy thường tìm cách lấy điểm trong các cuộc họp. Ngay khi bạn vừa đưa ra một ý tưởng và được sếp tán thành, ngay lập tức cô nàng nhảy vào luyên thuyên đến khi mọi người đoán chắc đó là “sản phẩm” của cô ấy.
>>>Xử lý: Viết tất cả các ý tưởng ra giấy. Khi có ý tưởng lớn cho bài thuyết trình, bạn hãy gửi mail cho vài người để chứng minh nó là của bạn. Muốn gây ấn tượng trong buổi thảo luận, bạn hãy đem theo bản kế hoạch chi tiết đã soạn. Bạn cũng cần diễn đạt một cách trôi chảy trược mặt sếp.
Trình bày riêng ý tưởng của mình với sếp bất cứ lúc nào có thể. Biết rõ đó là ý tưởng của bạn, sếp sẽ chẳng thèm để ý lời của đồng nghiệp kia.
Kiểu đồng nghiệp thích đặt mìn
Những người thuộc tuýp người này sẽ chẳng bao giờ nói bạn đã mắc sai lầm. Vũ khí họ hay dùng là “nói móc”. Họ dùng lời lẽ nghe như vẻ tán dương để làm tổn thương bạn.
Họ thường “khen ngợi” bạn kiểu như: “Tôi rất thích cách trình bày của bạn trong buổi họp. Rất tự tin, nghe có vẻ như không cần biết người khác nghĩ gì!” hoặc “Wow, quyết định của bạn thật là thú vị. Không nhiều người có tính cách quyết đoán như vậy đâu”
>>>Xử lý: Cứ giả vờ như lời khen của cô nàng kia là thật lòng. Cho dù trong lòng bạn thật sự khó chịu, hãy nhìn thẳng vào mắt cô ấy và nói: “Ôi, cảm ơn bạn đã nghe tôi trình bày trong cuộc họp. Tôi cũng thấy rất hài lòng. Thực ra, tôi cũng chỉ nghĩ gì nói đó thôi!”. Không gì làm những người như vậy tức giận và khổ sở hơn việc chúng ta phủ nhận những lời chua cay một cách vui vẻ, dễ thương.
Thích kể lể dài dòng về bản thân
Cô ấy nguồi xuống cách bạn và kể lể về việc cô ấy đã lừa dối bạn trai như thế nào, bạn cũng phòng ăn ở bê bối ra sao… Cô nàng cứ dông dài trong khi bạn đang cắm đầu vào hàng đống công việc. Những “bạn tốt” này cũng thường hay rủ rê bạn đi ăn trưa hay uống cái gì đó sau khi tan sở. Nói chung, cô ấy muốn có ai đó nghe mình lải nhải và tỏ ra thân thiết với cô ấy. Cô ấy muốn làm “bạn tốt” với tất cả mọi người, còn bạn lại thấy không hứng thú. Vì thế, bạn thường từ chối với lời xin lỗi kèm những lý do khác nhau.
>>>Xử lý: Đừng làm họ trông mong nhiều ở bạn. Bạn không thể cắt đứt hoàn toàn với những đồng nghiệp này, nhưng có thể kiếm soát lúc nào bạn muốn giao tiếp với họ. Vì thế, khi họ “mỏ bài” về tình cảm bị rạn nứt, hãy nói: “Tôi hiểu bạn rất đau đớn và cũng muốn nghe bạn tâm sự, nhưng bây giờ thì không thể. Để thứ Sáu đi ăn trưa rồi nói nhé!”.
Hay than phiền và phê phán sếp
“Cafe gì mà nguội ngắt”, “Sếp thật là bất công”… Suốt ngày họ than vãn hết chuyện này đến chuyện khác. Ở cạnh những người như thế này bạn không chỉ chán nản mà đầu óc cũng bị đầu độc. Nghe mãi, bạn cũng thấy mọi thứ thật tệ hại. Hãy tránh xa những đồng nghiệp như thế này vì họ sẽ bị sa thải vào một ngày nào đó. Nếu than phiền với một việc không nên nói với người ưa mách lẻo rồi đến tai sếp, họ sẽ phải ra đi. Đừng để họ kéo theo cả bạn đi cùng.
>>>Xử lý: Lần sau, nếu họ bắt đầu than vãn, hãy nói: “Thôi nào, nên nhìn tích cực hơn đi!” hay “Tôi thấy sếp làm việc siêng năng, quan tâm nhân viên và công bằng đấy chứ”. Nghe thế họ sẽ bỏ bạn ngay thôi. Nếu bạn không a dua, họ sẽ tìm đồng minh khác và bạn sẽ được yên tâm.
Nhân viên mẫn cán và nguyên tắc
Đây là những nhân viên mẫu mực và mẫn cán nhất trong mắt sếp. Họ vô cùng nguyên tắc và ngăn nắp, luôn muốn mọi việc hoàn hảo. Tài liệu thường được sắp xếp theo màu, đánh số hẳn hoi. Trong cuộc họp, họ đưa ra những ý tưởng lớn để rồi đẩy nhóm của bạn vốn đã quá tải nay càng lâm vào thế tuyệt vọng.
>>>Xử lý: Bạn cần hiểu đó là người đầy nhiệt huyết và say mê trong công việc chứ không có ý làm phiềm lòng hay qua mặt các đồng nghiệp trong nhóm. Hãy làm công tác tư tưởng với họ, rằng nên bản bạc với nhóm về những ý tưởng lớn trước khi muốn trình bày với sếp. Nhóm cũng cần công khai khen thưởng khi họ hoàn thành công việc.
Lười nhác và đẩy việc cho người khác
Điều này không có nghĩa là họ không làm gì cả. Thực ra họ làm rất nhiều việc như shopping, lập kế hoạch cưới xin… Họ chỉ không làm việc của công ty mà thôi. Khi được giao việc, họ thường nhường “cơ hội” cho người khác: “Việc này chị Y đã từng làm, tôi nghĩ chị ấy sẽ thao hơn tôi nhiều” hay “Bạn từng thực hiện dự án này rất thành công. Lần này bạn cũng muốn thể hiện mình phải không?”.
>>>Xử lý: Không bao che cho họ thêm nữa và báo cáo với cấp trên. Nếu không, sếp cứ nghĩ cô ấy làm việc cật lực như mọi người.
Giải pháp thế nào? Cứ nói với sếp: “Làm việc với cô X thật vất vả vì cô ấy luôn trễ deadline. Tôi chẳng biết cách nào để hoàn thành nhiệm vụ nữa”.
No Comment